Hamster bị stress phải làm sao? 5 cách giảm stress hiệu quả

hamster bị stress phải làm sao

Hamster bị stress phải làm sao là câu hỏi mà nhiều người nuôi hamster thường gặp phải khi thấy thú cưng của mình có những dấu hiệu căng thẳng và không thoải mái. Việc hiểu và giải quyết stress cho hamster không chỉ giúp chúng khỏe mạnh hơn mà còn tạo ra môi trường sống lý tưởng cho chúng. Trong bài viết này, hãy cùng Milka Hamster khám phá biểu hiện, nguyên nhân đến các biện pháp khi hamster bị stress nhé!

1. Dấu hiệu Hamster bị stress

Nhận biết sớm các dấu hiệu stress ở chuột hamster giúp bạn có thể can thiệp kịp thời và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bé hamster nhà bạn đang bị stress:

1.1. Rụng lông

Rất nhiều con sen bị nhầm lẫn dấu hiệu chuột hamster bị rụng lông do stress với rụng lông do bị nấm da. Việc bé bị rụng lông do nấm thường chỉ diễn ra ngắn, có cả các đốm viêm ở da. Còn nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn chuột đang bị stress. Ngoài ra, bạn có thể thấy chúng tự nhổ lông mình, đây là cách mà chúng giảm bớt sự căng thẳng của mình.

hamster bị stress phải làm sao
Bạn có thể thấy chúng tự nhổ lông mình, đây là cách mà chúng giảm bớt sự căng thẳng của mình

1.2. Tăng động

Vốn dĩ chuột hamster là một loài động vật rất hiệu động, chúng hầu như không ngồi yên một khoảng thời gian lâu. Tuy nhiên, nếu bạn chợt thấy bé hamster nhà mình đột nhiệt hoạt động mạnh hơn bình thường, trèo leo hay chạy wheel liên tục như thể bé đang bị thừa năng lượng thì chắc chắn bé hamster của bạn đang bị căng thẳng rồi đó.

1.3. Hung dữ 

Một dấu hiệu về stress ở chuột hamster là bé sẽ trở nên hung dữ và tấn công bạn. Khi bạn cho tay vào để thay lót hay thay đồ ăn, bé sẽ có biểu hiện gầm gừ, tai có xu hướng cụp về sau và hạ thấp mình xuống. Ngoài tự nhiên thì đây là biểu hiện khi chuột hamster muốn tấn công con thú khác. 

1.4. Cắn lồng 

Đây là một dấu hiệu thường bị các bạn sen bỏ qua vì cho rằng các bé là loài gặm nhấm nên chắc bé cắn lồng để mài răng. Nhưng bạn để ý kỹ nhé, nếu bé cắn lồng thường xuyên, thậm chỉ cắn cả ngày thì khả năng cao là bé đang cảm thấy ngột ngạt với môi trường sống hiện tại và đang cố tìm cách thoát ra ngoài đó.

hamster bị stress phải làm sao
Đây là một dấu hiệu thường bị các bạn sen bỏ qua

1.5. Ướt đuôi (do tiêu chảy)

Nếu hiện tượng ướt đuôi xảy ra khi bạn mới đón bé về một thời gian thì có thể khẳng định bé hamster của bạn đang bị căng thẳng rồi đó. Việc thay đổi môi trường, tách khỏi đàn có thể khiến bé bỏ ăn, lâu ngày cơ thể bé bắt đầu yếu dần và không còn khả năng chống lại những vi khuẩn, virus tấn công cơ thể. 

2. Nguyên nhân khiến Hamster bị stress

Việc bị stress đa phần đến từ việc các con sen chưa chăm sóc boss của mình đúng cách. Dưới đây là 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng hamster bị stress: 

2.1. Chuồng nuôi bé Hamster có diện tích quá nhỏ

Hamster cần không gian đủ rộng để di chuyển và khám phá. Nếu chuồng nuôi quá nhỏ, hamster sẽ cảm thấy bị gò bó và căng thẳng. Diện tích chuồng quá nhỏ không chỉ giới hạn khả năng vận động của hamster mà còn tạo cảm giác chật chội, bức bối.

hamster bị stress phải làm sao
Nếu chuồng nuôi quá nhỏ, hamster sẽ cảm thấy bị gò bó và căng thẳng

2.2. Thay đổi môi trường sống của Hamster đột ngột

Nguyên nhân này khá phổ biến do các bạn thường hay xách chuồng các bé đi khắp nơi trong nhà. Hamster là loài động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi. Việc thay đổi môi trường sống đột ngột, chẳng hạn như di chuyển chuồng nuôi đến một nơi khác, thay đổi đồ dùng trong chuồng, hoặc thậm chí là thay đổi nhiệt độ, ánh sáng cũng có thể khiến hamster bị stress.

2.3. Tiếp xúc với Hamster quá đột ngột khi mới mang bé về

Khi mới mang hamster về nhà, chúng cần thời gian để làm quen với môi trường mới. Tiếp xúc quá đột ngột, bế ẵm hoặc chơi đùa quá nhiều có thể khiến hamster cảm thấy sợ hãi và stress. Hamster cần một khoảng thời gian để tự làm quen với xung quanh trước khi bạn có thể tiếp xúc và chăm sóc chúng một cách thoải mái.

2.4. Bị làm phiền thường xuyên khi đang mang thai

Hamster mang thai rất nhạy cảm, chúng cần một môi trường yên tĩnh và ổn định. Việc bị làm phiền thường xuyên, đặc biệt là tiếng ồn lớn hoặc sự xuất hiện của thường xuyên của con người có thể khiến hamster mẹ cảm thấy căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và các bé con sắp chào đời. Đây cũng nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hamster ăn con sau này.

hamster bị stress phải làm sao
Hamster mang thai rất nhạy cảm, chúng cần một môi trường yên tĩnh và ổn định

3. Cách giảm stress cho Hamster

Vậy khi hamster bị stress phải làm sao? Việc tìm cách giảm bớt căng thẳng là vô cùng quan trọng, dưới đây là 4 cách giúp bạn làm dịu hamster và tạo điều kiện sống tốt hơn cho chúng:

3.1. Bố trí lại chuồng nuôi 

Như đã nói ở trên, hiện tượng hamster cắn lồng tìm cách thoát ra ngoài xuất phát từ nguyên nhân môi trường của bé quá ngột ngạt. Hãy đảm bảo chuồng nuôi có đủ không gian để bé hamster có thể thoải mái di chuyển, chơi đùa và có những góc nhỏ để ẩn nấp. Bổ sung thêm các phụ kiện như bánh xe chạy, ống chui và đồ chơi để bé hamster giải trí, kích thích sự vận động và khám phá của hamster.

3.2. Đặt lồng nơi yên tĩnh

Cũng giống như con người, khi bị căng thẳng hamster cần một môi trường yên tĩnh để cảm thấy an toàn. Hãy đặt chuồng nuôi ở một nơi ít tiếng ồn, xa khỏi những khu vực đông người qua lại, tiếng ồn từ TV hay các thiết bị điện tử. 

hamster bị stress phải làm sao
Hãy đặt chuồng nuôi ở một nơi ít tiếng ồn, xa khỏi những khu vực đông người qua lại,…

3.3. Chơi với Hamster nhiều hơn

Nếu bạn có một chú chuột hamster mới, để giảm trường hợp chuột hamster bị căng thẳng bạn hãy làm quen nó một cách cẩn thận và làm từ từ. Bạn có thể bỏ ra một khung giờ cố định trong ngày để chơi cùng bé, cho bé ăn đồ ăn thưởng. Khi hamster của bạn đã quen với việc được chăm sóc của bạn, hãy dành thời gian cho bé hàng ngày để chơi với bé.

3.4. Cho Hamster ra ngoài lồng thường xuyên hơn

Thỉnh thoảng, hãy cho hamster ra ngoài lồng để chúng có thể khám phá không gian xung quanh. Tuy nhiên, khi cho bé ra bạn cần đảm bảo môi trường bên ngoài an toàn và không có nguy cơ gây hại cho hamster. Một khu vực nhỏ, được giám sát kỹ lưỡng là nơi lý tưởng để hamster chạy nhảy và khám phá. Bạn có thể sử dụng bóng chạy cho hamster để tiện theo dõi bé và bảo vệ bé khỏi các loại thú cưng khác như chó mèo.

hamster bị stress phải làm sao
Bạn có thể sử dụng bóng chạy cho hamster

3.5. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Bệnh tật cũng là một nguyên nhân gây stress cho chuột hamster. Ví dụ như bị ướt đuôi, ăn kém,… Vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bé, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa bé đi thú y ngay. Việc sử dụng thuốc cho bé nên được hướng dẫn bởi bác sĩ thú y, bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc linh tinh.

Như vậy, hamster bị stress phải làm sao không còn là câu hỏi khó trả lời nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng các biện pháp giảm căng thẳng cho chúng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở bài viết, bạn đã biết chăm sóc đúng cách khi bé bị căng thẳng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn hãy để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận hoặc liên hệ với chúng mình nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *