Biểu hiện và cách xử lý khi Hamster bị sốc nhiệt

Hamster bị sốc nhiệt là tình trạng rất hay gặp phải, đặc biệt trong cái nóng oi bức của mùa hè. Khi phát hiện ra tình trạng này, bé hamster phải được xử lý càng sớm càng tốt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Milka Hamster trang bị những kiến thức để nhận biết, xử lý cũng như phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt cho bé hamster của mình nhé!

1. Dấu hiệu hamster bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng rất nguy hiểm cho hamster, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Sau đây là  dấu hiệu nhận biết bé hamster bị sốc nhiệt:

– Bé hamster bị ướt cổ, bụng. 

– Thở nhanh và hổn hển: Khi nhiệt độ môi trường xung quanh quá nóng, hamster sẽ cố gắng giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách thở nhanh.

–  Nằm im một chỗ: Khi bị sốc nhiệt, hamster sẽ nằm ì một chỗ do mất đi nguồn năng lượng giúp chúng hoạt động.

– Mắt nhắm nghiền lại không mở ra dù không có rỉ mắt.

– Bỏ ăn, chỉ uống nước.

– Mất ý thức: Trong tình trạng sốc nhiệt nghiêm trọng, hamster có thể mất ý thức, không phản ứng với bất kỳ tác động nào từ bên ngoài.

Sốc nhiệt là tình trạng rất nguy hiểm cho hamster
Sốc nhiệt là tình trạng rất nguy hiểm cho hamster

2. Nguyên nhân gây sốc nhiệt ở Hamster

Có 4 nguyên nhân chính khiến hamster bị sốc nhiệt bao gồm:

– Khí hậu thất thường, thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

– Bạn vô tình làm thay đổi nhiệt độ môi trường của hamster một cách đột ngột, khiến chúng không kịp thích nghi. Ví dụ bạn bế bé vào phòng có điều hoà để chơi sau đó trả bé về chuồng.

– Bạn để hamster quá gần cửa sổ, vào thời điểm trưa nắng gắt, ánh nắng hắt vào phòng thì chuồng bé hamster sẽ “hứng trọn”.

– Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thông thường nhiệt độ lý tưởng cho hamster là 18-24 độ C.

3. Hamster bị sốc nhiệt phải làm sao?

Dựa trên các biểu hiện và những nguyên nhân gây sốc nhiệt đã nêu, nếu bạn thấy bé hamster của mình đang có những dấu hiệu giống mô tả thì cần phải làm gì? Sau đây là những điều bạn cần làm để bé hamster khoẻ lại:

– Bước 1: 

  • Sau khi phát hiện bé chuột bị sốc nhiệt, lập tức di chuyển lồng sang một vị trí khác có nhiệt độ mát mẻ.
  • Bạn có thể di chuyển lồng ra một góc phòng nào không có ánh nắng chiếu đến hoặc di chuyển lồng vào nhà vệ sinh.

– Bước 2: 

  • Kiếm một miếng gạch men/gạch tàu, rửa qua miếng gạch bằng nước và lau khô rồi đặt bé chuột lên. Hơi mát toả ra từ miếng gạch sẽ giúp bé chuột điều hoà lại thân nhiệt. 
  • Lưu ý nếu nhà bạn có nuôi chó/mèo thì nên tìm kiếm vật nào đó (chẳng hạn như chiếc rổ rau) để che chắn bảo vệ bé hamster.

– Bước 3: Sau khi đặt bé hamster lên miếng gạch, bạn hãy đưa bình nước hoặc một miếng phô mai lại gần miệng để bé có thể uống hoặc liếm theo phản xạ. Điều này sẽ giúp bé hamster nhanh chóng lấy lại năng lượng.

– Bước 4: 

  • Sau khi bé hamster đã khoẻ hơn chút thì cho hamster vào nhà sứ hoặc nhà tắm (bỏ hết cát tắm đi) và để chúng vào lồng. Nếu dùng nhà sứ, bạn có thể để nhà sứ vào tủ lạnh trước khi cho bé nằm để chúng giải nhiệt hiệu quả.
  • Chuẩn bị thức ăn và nước uống vào chuồng, bạn nên để thấp và gần tầm với của bé.
  • Nếu có thể thì nên tách riêng bé hamster bị sốc nhiệt với các bé khác để bé được nghỉ ngơi.

Với cách xử lý trên, bé hamster sẽ có dấu hiệu khoẻ lại từ 2 giờ – 1 ngày. Bạn cần theo dõi bé liên tục để đảm bảo bé đang khỏe lại hay không. Nếu có dấu hiệu hamster bị sốc nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y gần nhà để được hỗ trợ. 

Bạn cần theo dõi bé liên tục để đảm bảo bé đang khỏe lại hay không
Bạn cần theo dõi bé liên tục để đảm bảo bé đang khỏe lại hay không

4. Phòng tránh sốc nhiệt ở Hamster

4.1. Ăn uống

Do thực phẩm chính của hamster là đồ khô nên vào thời tiết nắng nóng bé sẽ cần nhiều nước hơn bình thường. Vào những hôm nắng nóng bạn có thể bổ sung cho bé thêm đồ tươi với lượng phù hợp bằng khoảng một đầu ngón tay út của bạn. Những loại rau củ chứa nhiều nước có thể kể đến như dưa chuột, cà chua,…

4.2. Đảm bảo môi trường của hamster thoáng mát

Sử dụng loại chuồng thoáng, mát mẻ

Hiện nay trên thị trường có 3 loại lồng chính là lồng sắt, lồng gỗ và lồng mica. Vào mùa hè nắng nóng, chuồng của hamster cần sự thoáng mát để vừa đảm bảo vệ sinh vừa giúp bé hamster mát mẻ. Chính vì vậy, loại chuồng phù hợp nhất vào mùa này là chuồng sắt. 

Nếu bạn đang dùng lồng sắt rồi thì quá tuyệt vời! Nhưng nếu đang dùng cho bé chuồng gỗ hoặc chuồng mica thì bạn nên cân nhắc mua cho bé một chiếc lồng sắt nhỏ đẻ có thể “chống chọi” với cái tiết trời oi ả này. 

Sẽ có những bạn không đủ điều kiện để sắm chuồng sắt cho bé hamster thì cùng không sao cả, các bạn có thể áp dụng linh hoạt các cách dưới để giúp bé hamster không bị sốc nhiệt.

Loại chuồng phù hợp nhất vào mùa nóng là chuồng sắt
Loại chuồng phù hợp nhất vào mùa nóng là chuồng sắt

Lót chuồng

Hạn chế sử dụng mùn cưa vào mùa nóng, thay vào đó bạn nên sử dụng cát sand và cát buddy để lót chuồng. Cách này chỉ nên áp dụng với các bé hamster khác, nếu bé hamster của bạn đang mang thai thì bạn vẫn nên dùng lót chuồng mùn cưa.

Vị trí đặt chuồng

Nơi lý tưởng nhất để bạn đặt chuồng của bé là một nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát và không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. 

4.3. Cách làm mát cho Hamster

Cung cấp đủ nước và đồ ăn

“Có thực thì mới vực được đạo”, có ăn uống đầy đủ thì mới có sức khoẻ, sức chịu đựng tốt. Bạn nên dọn chuồng thường xuyên, bỏ đồ ăn thừa, thay nước sạch hàng ngày và đảm bảo hamster luôn có đủ nước do hamster hay ăn đồ khô và hay vận động.

Sử dụng nhà ngủ sứ

Những nhà ngủ sứ sẽ là một nơi để bé hamster chui vào mỗi khi cảm thấy cần làm mát. Nếu không có nhà ngủ sứ chuyên dụng, bạn có thể thay thế bằng một miếng gạch men. 

Lắp quạt nhỏ cho chuồng

Bạn có thể sử dụng các loại quạt có công suất thấp để gắn vào hai bên lồng hamster. Điều này sẽ giúp đối lưu không khí và làm mát chuồng hơn. 

Sử dụng đá lạnh để làm mát cho hamster

Cách này khá hay và hiệu quả, nôm na thì với cách này bạn sẽ sử dụng hơi lạnh tỏa ra từ cục đá giống như một chiếc điều hoà mini cho hamster. Cách thực hiện là bạn cho một chai nước vào tủ đá, nên sử dụng chai nước có dung tích lớn thì sẽ dùng được lâu hơn. Khi chai nước đã đóng đá hoàn toàn thì bạn để chai nước nó ở bên cạnh chuồng. Khi nóng hamster sẽ tự mò ra gần chỗ chai nước nằm. 

Nếu bạn sử dụng lồng mica, lồng kính thì việc để chai nước bên ngoài sẽ không hiệu quả, hơi mát không thể vào bên trong chuồng. Thay vào đó bạn hãy để thẳng chai nước vào bên trong chuồng để hamster vừa mát lại vừa có thể liếm láp chai nước để hạ nhiệt. Nhớ sử dụng đĩa kê bên dưới chai nước nhé!

Miếng đá giúp hamstẻ làm mát
Miếng đá giúp hamstẻ làm mát

4.4. Cách giữ ấm cho Hamster

Như đã đề cập ở trên, ngoài việc quá nóng thì nhiệt độ quá lạnh cũng có thể khiến hamster bị sốc nhiệt. Đặc biệt là các bạn nuôi hamster ở khu vực miền Bắc lại càng phải lưu ý điều này.

Vào mùa Đông, để giữ ấm cho hamster bạn nên:

– Để lồng ở khu vực kín gió

– Lót chuồng bằng mùn cưa, cho nhiều mùn cưa dày lên để giữ ấm tốt hơn

– Cho hamster ăn nhiều hơn: Việc giữ ấm sẽ đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng hơn, vì vậy hãy cung cấp thức ăn nhiều hơn bình thường nhé!

– Sử dụng máy sưởi để làm ấm phòng

Vào mùa Đông, để giữ ấm cho hamster bạn nên lót chuồng bằng mùn cưa
Vào mùa Đông, để giữ ấm cho hamster bạn nên lót chuồng bằng mùn cưa

Trên đây là bài viết về dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh khi hamster bị sốc nhiệt. Hy vọng với những kiến thức kinh nghiệm mà chúng mình cung cấp bạn sẽ có thể tự tin xử lý tình trạng này. Đừng quên tìm đọc những bài viết thú vị khác của chúng mình để chăm sóc bé hamster của mình một cách tốt hơn nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *