Hướng dẫn cách nuôi chuột hamster mới đẻ chi tiết nhất

cách nuôi chuột hamster mới đẻ

Cách nuôi chuột hamster mới đẻ không chỉ đơn giản là cung cấp thức ăn và nước uống, mà còn đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến từng chi tiết nhỏ nhất. Việc chăm sóc hamster mới sinh đúng cách sẽ giúp chúng phát triển khỏe mạnh. Trong bài viết này, Milka Hamster sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết về cách nuôi chuột hamster mới đẻ, từ việc chuẩn bị chuồng trại, chăm sóc dinh dưỡng cho chuột mẹ và con, đến việc xử lý các vấn đề thường gặp. 

1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc Hamster mới đẻ

Chuột hamster mới đẻ rất nhỏ bé, chỉ nặng khoảng 2-3 gram và không có lông, mắt nhắm tịt. Chúng rất yếu ớt và cần sự chăm sóc đặc biệt từ chuột mẹ. Chuột con sẽ bắt đầu mọc lông sau vài ngày và mở mắt sau khoảng 2 tuần. Trong giai đoạn này, việc chăm sóc chuột con đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo chúng phát triển một cách khỏe mạnh.

cách nuôi chuột hamster mới đẻ
Chuột hamster mới đẻ rất nhỏ bé, chỉ nặng khoảng 2-3 gram và không có lông, mắt nhắm tịt

2. Chuẩn bị trước khi Chuột Hamster sinh con?

2.1. Chuồng

Trước khi chuột hamster sinh con, bạn cần chuẩn bị một chiếc chuồng rộng rãi và an toàn. Sử dụng lót chuồng bằng mùn cưa, đổ lót chuồng dày một chút. Bỏ thêm giấy vệ sinh mỏng vào chuồng để hamster mẹ làm tổ cho hamster con. 

Đặt chuồng ở nơi yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn và ánh sáng mạnh để chuột mẹ cảm thấy an toàn và thoải mái khi sinh con. Có thể phủ lên chuồng một lớp vải mỏng để che bớt đi ánh sáng, làm chuột mẹ thấy thoải mái hơn.

2.2. Thức ăn và nước uống

Thức ăn cho chuột hamster trong giai đoạn mang thai và nuôi con cần giàu dinh dưỡng. Bạn nên cung cấp thức ăn chất lượng cao, bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi. Đảm bảo luôn có nước sạch và tươi cho chuột mẹ uống. Có thể tẩm bổ thêm các thực phẩm như phô mai, trứng luộc,…

3. Cách chăm sóc chuột hamster mẹ và con sau sinh

3.1. Tách Hamster bố

Ngay từ khi chắc chắn hamster mẹ mang thai thì bạn đã nên tách hamster bố ngay, điều này là tốt cho cả 2 vì cả hamster bố và hamster mẹ đều cần không gian riêng nghỉ ngơi sau khi phối. 

Ngoài ra, nếu không tách hamster bố ra thì nó sẽ ăn thịt con. Vì vậy hãy đảm bảo không có sự xuất hiện của hamster bố trong chuồng.

cách nuôi chuột hamster mới đẻ
Nếu không tách hamster bố ra thì nó sẽ ăn thịt con

3.2. Dinh dưỡng cho Hamster mẹ

Sau khi sinh, chuột hamster mẹ cần nhiều năng lượng để nuôi con. Bạn nên cung cấp cho chuột mẹ một chế độ ăn tiêu chuẩn và đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm một số thực phẩm giàu protein và chất béo như trứng luộc, phô mai, hạt lúa mì,…  Điều này giúp đảm bảo có đủ sữa mẹ cho Hamster con và giúp chuột mẹ phục hồi sức khỏe tốt hơn, tránh trường hợp mẹ ăn con. 

3.4. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe chuột hamster mẹ và con

Hàng ngày, bạn nên kiểm tra sức khỏe của chuột mẹ và con. Đảm bảo rằng chuột mẹ không bị căng thẳng và có đủ sữa cho con. Trong những ngày đầu sau khi sinh, chuột con sẽ bú mẹ hoàn toàn. Bạn không nên can thiệp quá nhiều vào quá trình này, hãy để hamster mẹ làm tròn bổn phận của người mẹ. Nếu thấy chuột con bị yếu hoặc không bú được, bạn có thể cần phải can thiệp bằng cách cho bú bổ sung hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.

cách nuôi chuột hamster mới đẻ
Đảm bảo rằng chuột mẹ không bị căng thẳng và có đủ sữa cho con

3.5. Vệ sinh chuồng

Việc giữ vệ sinh chuồng chuột là vô cùng quan trọng để phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên vào khoảng thời gian mới đẻ này chuột mẹ vô cùng nhạy cảm, hãy cố gắng hạn chế việc di dời hoặc làm xáo trộn chuồng nuôi.

Bạn chỉ nên dọn góc chuồng nơi hamster tè, lấy phần mùn cưa góc đó ra và thay thế mùn cưa mới. Nên làm một cách nhẹ nhàng để tránh làm phiền chuột mẹ. 

3.6. Không chạm vào Hamster con 

Trong hai tuần đầu tiên, hamster mẹ sẽ nhận ra con của mình bởi mùi hương. Nếu chạm vào con non, mùi của bạn sẽ bám vào chúng. Khi ấy con non có mùi lạ, hamster mẹ sẽ bị căng thẳng, bỏ con thậm chí ăn thịt con. Vì vậy, bạn chỉ nên can thiệp khi thật sự cần thiết, ví dụ như khi có con non chết yểu,… và phải đảm bảo sử dụng bao tay y tế khi can thiệp. 

cách nuôi chuột hamster mới đẻ
Nếu chạm vào con non, mùi của bạn sẽ bám vào chúng

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Khi nào nên tách chuột hamster con khỏi mẹ?

Chuột hamster con có thể tách khỏi mẹ sau khoảng 3-4 tuần, khi chúng đã tự ăn được thức ăn rắn và tự lập. Đây là thời điểm phù hợp để tách chuồng, nếu bạn không tách chúng ra khỏi chuồng của hamster mẹ thì chúng cũng sẽ bắt đầu đuổi đi.

4.2. Làm sao để biết chuột hamster mẹ có đủ sữa cho con không?

Để biết chuột hamster mẹ có đủ sữa cho con hay không, bạn có thể chú ý đến một số dấu hiệu sau ở chuột con:

– Chuột con đủ sữa sẽ không kêu nhiều, ít di chuyển và thường nằm cạnh mẹ. Nếu chuột con kêu nhiều, bò lung tung, hoặc có vẻ mệt mỏi, có thể chúng không nhận đủ sữa.

– Sau khi bú, bụng chuột con sẽ căng tròn. Nếu thấy bụng chuột con xẹp lép hoặc không đầy đặn, có thể chúng không được nhận đủ sữa.

Nếu bạn nghi ngờ chuột hamster mẹ không có đủ sữa cho con, hãy xem xét bổ sung sữa thay thế cho chúng. 

cách nuôi chuột hamster mới đẻ
Chuột con đủ sữa sẽ không kêu nhiều, ít di chuyển và thường nằm cạnh mẹ

4.3. Chuột hamster mẹ bỏ con phải làm sao?

Hamster mẹ có thể từ chối nuôi con vì một số lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân mà hamster mẹ có thể không nuôi con:

  • Căng thẳng hoặc môi trường không ổn định: Môi trường quá ồn ào, có mùi lạ hoặc những thay đổi đột ngột có thể khiến chuột hamster mẹ cảm thấy căng thẳng và không nuôi con.
  • Sức đề kháng yếu: Chuột hamster mẹ có thể không đủ sức đề kháng để nuôi con do sức khỏe kém hoặc tuổi tác đã cao.
  • Sinh sản quá nhiều lần: Nếu chuột hamster mẹ đã sinh sản liên tục nhiều lần, cơ thể của nó có thể bị suy nhược, không còn đủ sức để chăm sóc con.
  • Không nhận ra con: Trong tình huống căng thẳng, môi trường lạ hoặc do bạn chạm vào con non, chuột hamster mẹ có thể không nhận ra con của mình và từ chối chăm sóc chúng.
  • Thiếu kinh nghiệm: Những con chuột hamster mẹ trẻ thường thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con, đặc biệt là khi sinh lứa đầu tiên.

Trong trường hợp chuột hamster mẹ bỏ con, bạn nên can thiệp để đảm bảo rằng chuột con được chăm sóc tốt. Hãy chăm sóc chuột con bằng sữa thay thế và cung cấp môi trường ấm áp, an toàn cho chúng. Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ thú y để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con hamster.

Trên đây là bài viết chia sẻ cách nuôi chuột hamster mới đẻ, từ việc chuẩn bị chuồng trại, chăm sóc dinh dưỡng cho đến việc xử lý các vấn đề thường gặp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình hoặc để lại bình luận phía bên dưới nhé! 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *